Đầu tư nước ngoài FDI tại Thanh Hóa

Tính đến thời điểm năm 2019, Thanh Hóa luôn luôn nằm trong top những tỉnh thu hút mạnh mẽ nhất nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) tại Việt Nam với tổng số vốn FDI đã đầu tư vào Thanh Hóa là vào khoảng 15 tỷ USD cho gần 100 dự án đầu tư. Trong đó, giai đoạn những năm 2017-2019 là giai đoạn đột phá nhất của tỉnh Thanh Hóa trong việc thu hút các nguồn vốn FDI với việc hàng loạt các dự án lớn, mang tính chiến lược đã đổ bộ vào Thanh Hóa như: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án Nhà máy xi-măng Nghi Sơn.

Ngoài việc tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có của tỉnh Thanh Hóa như: Có cảng nước sâu Nghi Sơn, có sân bay Thọ Xuân (đang định hướng trở thành sân bay quốc tế), có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận tiện cho lưu thông Bắc-Nam-Đông-Tây thì chính quyền địa phương cũng đã đổi mới tư duy khi ban hành rất nhiều ưu đãi đầu tư, miễn giảm tiền thuê đất, tiền thuế TNDN, TNCN …

Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn sơ bộ trình tự, thủ tục để các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung!

I. Khái niệm chung

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, Điều 3, Khoản 14: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, Điều 3, Khoản 17: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

II. Các điều kiện đối với Nhà đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa

  • Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: Tùy từng lĩnh vực, ngành nghề đầu tư cụ thể mà NĐT nước ngoài chỉ được phép sở hữu 1 tỷ lệ vốn điều lệ nhất định.
  • Điều kiện về hình thức đầu tư: Thành lập mới, mua vốn góp/cổ phần, BBC …
  • Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư: Nhà đầu tư thuộc WTO hay không, các biểu cam kết WTO …
  • Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư.

III. Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa

1. Thành lập mới doanh nghiệp

  • Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư thông qua việc lập dự án đầu tư (dự án có sử dụng đất thuê 50 năm hoặc dự án không sử dụng đất thuê 50 năm).
  • Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp

2. Mua lại vốn góp, cổ phần

  • Loại 1: Phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các trường hợp sau

(i) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

(ii) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tăng từ dưới 51% lên 51% trở lên;

(iii) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài đang từ 51% trở lên tăng lên mức cao hơn.

  • Loại 2: Không cần phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với các trường hợp còn lại

3. Đầu tư theo theo hợp đồng PPP, BCC.

IV. Các ưu đãi đầu tư đối với NĐTNN

1. Giảm và miễn tiền thuê đất

  • Đặc biệt ưu đãi đầu tư: Miễn tiền sử dụng đất
  • Ưu đãi đầu tư: Giảm 70% tiền sử dụng đất
  • Khuyến khích đầu tư: Giảm 50% tiền sử dụng đất

2. Ưu đãi miễn, giảm thuế XNK hoặc thuế TNDN

3. Tùy từng lĩnh vực, khu vực các tỉnh, phạm vi đầu tư thì NĐTNN còn được hưởng các ưu đãi cụ thể khác

3 thoughts on “Đầu tư nước ngoài FDI tại Thanh Hóa

  1. Pingback: Luật sư Doanh nghiệp - Nhân tố "cứu thua" cho chủ Doanh thời đại số ! - Công ty luật VINY - VINY Lawfirm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *