Trình tự, thủ tục tạm ngưng hoạt động của công ty, doanh nghiệp

Đại dịch Covid-19 hoành hành đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao, khốn khổ … doanh thu sụt giảm, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần, phá sản. Đối với nhiều công ty, khó khăn về mọi mặt khiến cho việc tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng trở thành gánh nặng đối với chủ doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những biện pháp tạm thời để bảo toàn được cho các doanh nghiệp đó chính là “tạm ngưng hoạt động kinh doanh”. Đây có thể xem như là một biện pháp tháo gỡ khó tạm thời đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp hiện đang lao đao bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Vậy thủ tục để tạm ngưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được tiến hành như thế nào? Hồ sơ có phức tạp hay không, bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi trên nhằm mang mục đích tham khảo cho các doanh nghiệp.

1. Hồ sơ thực xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Công ty:

– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Theo mẫu được quy định tại Phụ lục II-19, “Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh”);

– Quyết định tạm ngừng kinh doanh;

– Bản sao hợp lệ biên bản họp: Biên bản Họp Đại hội Cổ đông (Đối với Công ty cổ phần) hoặc Biên bản Họp Hội đồng thành viên (Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

2. Về trình tự thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

Bước 1: Gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở KHĐT đã đăng ký chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng việc kinh doanh. Nội dung thông báo gồm sẽ gồm những nội dung như:

• Tên, địa chỉ, MSDN, ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKKD;

• Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: Ngày bắt đầu – ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;

• Nêu lý do tạm ngừng.

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ của Doanh nghiệp. Phòng ĐKKD sẽ tiến hành xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày, sau đó đưa ra kết quả (Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ; Hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa hợp lệ).

3. Một số lưu ý

– Và thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh không mất lệ phí.

– Theo quy định tại Khoản 1, Điều 66, NĐ 01/2021/NĐ-CP thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp là không quá một năm. Doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngưng và không hạn chế số lần gia hạn.

– Tạm ngừng kinh doanh không phải thông báo với cơ quan thuế (Theo điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC), việc thông báo này là trách nhiệm của Phòng DKKD. Tuy nhiên vẫn phải nộp thuế, BHXH, BHYT, BHTN còn nợ, phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và NLĐ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Căn cứ Khoản 3 Điều 206, Luật Doanh nghiệp 2020).

4. Tham khảo mức xử phạt nếu không thông báo tạm ngừng kinh doanh

– Căn cứ Điều 32, Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

 

Mức phạt tiền

Phạt bổ sung

Doanh nghiệp

– Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng.

 

– Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng.

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 năm).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *